Trung tâm Đào tạo hạt nhân (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số: 2700/QĐ -BKHCN ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện chức năng: Đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên ngành NLNT; thực hiện các hoạt động đào tạo trong nước, phối hợp và tổ chức các hoạt động đào tạo ngoài nước.
Ban Lãnh Đạo Trung tâm Giai đoạn 2018 – nay Phó Giám đốc Phụ trách TS. Trịnh Anh Đức … Xem thêm »
Các lò phản ứng thế hệ thứ hai được nội địa hóa từ công nghệ phương Tây trong chiến lược công nghiệp hóa hối hả của Trung Quốc đã đi vào hoạt động. Miền Bắc nước ta chịu tác động trực tiếp phát thải của chúng do các khối khí gió mùa luôn ập đến về mùa đông. Quan trắc và cảnh báo phóng xạ như thế nào, không lo sao được.
Ngày 26/7/2016, Trung tâm Đào tạo hạt nhân – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở cho nghiên cứu sinh Bùi Minh Lộc (chuyên ngành Vật lý nguyên tử) do GS.TS. Đào Tiến Khoa hướng dẫn, với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và tương tác hạt nhân thông qua các phản ứng tán xạ và trao đổi điện tích hạt nhân”.
Sáng ngày 19/8/2016, Trung tâm Đào tạo hạt nhân và Trung tâm đánh giá không phá hủy phối hợp cùng với Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 8 của thành phố Hà Nội tổ chức buổi tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho toàn thể cán bộ, nhân viên của 2 Trung tâm, tại Phòng học của Trung tâm Đào tạo hạt nhân.
Sáng ngày 31 tháng 8 năm 2016, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã có buổi làm việc với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) về Đề án 1558 “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”. Cùng dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo của Viện NLNTVN, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm Đào tạo hạt nhân và Cục Năng lượng nguyên tử.
Phóng xạ di chuyển không biên giới và không thể quan sát bằng mắt thường, vì thế dù Việt Nam chưa có nhà máy điện hạt nhân nhưng ở vị trí sát sườn với một số quốc gia có nhà máy đang vận hành như Trung Quốc hay đang trong kế hoạch phát triển và xây dựng nhà máy như Thái Lan, Indonesia, Campuchia…, Việt Nam vẫn cần phải sớm có một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà dự án Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia cần đạt được là đào tạo, bồi dưỡng những nhà nghiên cứu trẻ có khả năng đạt tầm quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về phóng xạ môi trường. Đây cũng là điều chúng tôi hướng đến khi thực hiện các dự án nghiên cứu, để qua đó có được những gương mặt triển vọng bổ sung vào đội ngũ các nhà khoa học của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM).
Đây là khóa học thường niên được tổ chức tại Viện nghiên cứu hạt nhân Hàn Quốc (KINS), nằm trong chương trình giảng dạy của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về lĩnh vực An toàn hạt nhân