VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 49

Sửa đổi Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) có hiệu lực là bước quan trọng nhất để tăng cường an ninh hạt nhân toàn cầu. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng mà Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano muốn gửi gắm thông qua bài phát biểu của ông tại Hội thảo về Xúc tiến để đi vào hiệu lực Sửa đổi CPPNM năm 2005 tại trụ sở IAEA từ ngày 12-13 tháng 6 năm 2014.

Tổng giám đốc Amano cho biết: “Từ năm 1999, khi mà các quốc gia bắt đầu nhận thấy sự cần thiết phải sửa đổi Công ước, số lượng vật liệu hạt nhân trên toàn thế giới do IAEA bảo vệ đã tăng lên 70%”. Và ông cũng nói thêm: “Con số này sẽ tiếp tục tăng và trách nhiệm bảo vệ loại vât liệu này thuộc về mỗi quốc gia”.

Mục tiêu của Hội thảo là khuyến khích các nước đóng góp vào việc tăng cường chế độ an ninh hạt nhân toàn cầu bằng cách tôn trọng những bổ sung sửa đổi đối với CPPNM năm 2005 và cùng nhau cam kết trừng phạt những đối tượng tham gia vào các hành vi trộm cắp hạt nhân, phá hoại và cả khủng bố.

Trong suốt hai ngày, Hội thảo tập trung vào các chủ đề liên quan đến việc hỗ trợ các quốc gia thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ những bổ sung sửa đổi. Chương trình của Hội thảo có 4 phiên bao gồm các nội dung sau: An ninh hạt nhân và khuôn khổ pháp lý quốc tế về an ninh hạt nhân; Tổng quan về CPPNM và những sửa đổi; Tuân thủ quốc gia và tiến hành sửa đổi; và Hỗ trợ của IAEA đối với việc tuân thủ và thực hiện sửa đổi.

Trong phiên khai mạc, đại diện của 5 quốc gia đã hoàn toàn tuyên bố rằng họ đang ở giai đoạn cuối cùng của quá trình tuân thủ những sửa đổi và theo đó họ sẽ sớm gửi các phương tiện cần thiết cùng với lưu chiểu.

Giám đốc bộ phận An ninh hạt nhân của IAEA ông Khammar Mrabit cho biết: “Hội thảo là cột mốc quan trọng trong nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm hỗ trợ các quốc gia tăng cường và thiết lập chế độ an ninh hạt nhân quốc gia, cho phép họ đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ quốc tế nói chung và việc sửa đổi CPPNM nói riêng”

Để khuyến khích phát triển, ông Peri L. Johnson, Cố vấn pháp luật kiêm giám đốc Văn phòng pháp lý của IAEA cho hay: “Điều này rất khả quan. Nó cho thấy rằng trong thực tế có thể đạt được số lượng các quốc gia thành viên cần thiết cho việc Sửa đổi đi vào hiệu lực. Hiện nay chúng tôi đã gần như đạt được điều đó. Trong số những quốc gia này, chúng tôi chỉ cần thêm 18 quốc gia thành viên. Điều đó nằm trong tầm tay của chúng tôi”.

Sửa đổi sẽ đi vào hiệu lực chỉ khi nó được phê chuẩn bởi 2/3 số quốc gia thành viên tham gia CPPNM. Hiện nay có 149 thành viên tham gia CPPNM và 76 quốc gia ký kết để sửa đổi cho CPPNM.

Kết thúc bài phát biểu khai mạc, Tổng Giám đốc Amano nêu rõ ý nghĩa của việc Sửa đổi: “Hiệu lực Sửa đổi giúp thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu toàn cầu đối với an ninh các cơ sở và vật liệu hạt nhân , tạo điều kiện chia sẻ thông tin về khả năng xảy ra tấn công tại các cơ sở hạt nhân. Nó cũng tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác phát triển hệ thống bảo vệ thực thể. Tôi khuyến khích tất cả các nước không chỉ phê chuẩn Sửa đổi mà còn sử dụng đầy đủ các dịch vụ về an ninh hạt nhân do IAEA cung cấp”

Hà Mi – dịch từ IAEA