VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 107

     Một nghiên cứu đã được xuất bản trong tạp chí An ninh thế giới (International Security) đã chỉ ra rằng trái với suy nghĩ phổ biến, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ không xảy ra ở các nước có chương trình năng lượng hạt nhân.

     Trong một phân tích có tính lịch sử mối quan hệ giữa các chương trình năng lượng hạt nhân và phổ biến vũ khí hạt nhân từ năm 1954 tới năm 2000, nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên hệ giữa hai vấn đề này đã bị nói quá lên. Trong số hơn 15 quốc gia đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân kể từ khi lò phản ứng hạt nhân đầu tiên đi ra đời trong những năm 1950, chỉ có 5 quốc gia — Argentina, Brazil, India, Iran và Pakistan – bắt đầu theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân sau khi một chương trình năng lượng hạt nhân đã được khởi động. Hầu hết các quốc gia khác theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân theo cách tiếp cận bí mật hơn là theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trước khi họ bắt đầu các chương trình năng lượng hạt nhân. Hơn nữa, các quốc gia theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của một chương trình năng lượng hạt nhân đã không có nhiều khả năngthu được vũ khí hạt nhân khi so sánh với các quốc gia đã theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân mà không có một dự án năng lượng hạt nhân.

     Như nghiên cứu này chỉ ra, các dự án năng lượng hạt nhân dẫn tới một khả năng kỹ thuật được tăng cường để phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, những quốc gia có các chương trình năng lượng hạt nhân gặp phải những trở ngại về mặt chính trị nhằm ngăn chặn khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm hoạt động tình báo bởi người nước ngoài, và nguy cơ của các lệnh trừng phạt phi hạt nhân hóa hao tiền tốn của, mà gây hại cho thương mại và nguồn cung cấp quốc tế cần thiết để khởi động cho hầu hết các dự án năng lượng hạt nhân. Khi một nước tuyên bố các kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân, điều này sẽ tạo một tín hiệu mở thu hút sự chú ý các cơ quan tình báo nước ngoài. Khi các chương trình năng lượng hạt nhân đi vào hoạt động, việc mua bán công nghệ và các loại vật liệu từ các công ty nước ngoài cung cấp cho các tổ chức này các cơ hội để theo dõi, tăng khả năng xảy ra các hoạt động nghi ngờ bị phát hiện một cách nhanh nhất. Hơn thế, với điều kiện hiện nay nền công nghiệp điện hạt nhân phụ thuộc vào số ít các nhà cung cấp toàn cầu, hầu hết đều yêu cầu sự thanh sát của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và việc sử dụng các vật liệu xuất khẩu với mục đích hòa bình, các quốc gia với các chương trình năng lượng thông thường đề phòng với các rủi ro gián đoạn cung cấp do theo đuổi phát triển các loại vũ khí hạt nhân.

     “Nghiên cứu này cho thấy các nỗ lực quốc tế để kiểm soát các rủi ro phổ biến vũ khí hạt nhân của các chương trình năng lượng đang khá hiệu quả,” tác giả Nicholas L.Miller – trợ lý giáo sư của Chính phủ ở Dartmoth cho biết. “Thậm chí ngay cả khi các quốc gia có khả năng kỹ thuật để phát triển vũ khí hạt nhân thông qua chương trình năng lượng, thông thường họ có thể bị kiềm chế ngay lập tức bởi cơ quan tình báo và nguy cơ bị trừng phạt.”

     Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã thúc đẩy và thực thi việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân bằng cách tận dụng vai trò của nước này như một nhà cung cấp chính công nghệ nhà máy điện hạt nhân và nhiên liệu Uran làm giàu. Đòn bẩy này đã bị suy giảm trong vài năm gần đây, khi mà Hoa Kỳ hiện nay chỉ là nhà cung cấp thiết bị hàng hải trong thị trường xuất khẩu hạt nhân đang bị nước Nga chiếm ưu thế, cùng với Trung Quốc cũng đang nỗ lực để dành thị phần. Để khôi phục đòn bẩy quan trọng này, Miller đề xuất Hoa Kỳ cần nỗ lực để lấy lại vai trò của nước nay như là một nhà cung cấp hạt nhân chính.

     Đối với các hiệp định hợp tác hạt nhân, Miller kêu gọi Hoa Kỳ cần loại bỏ yêu cầu “tiêu chuẩn vàng” trong đó các quốc gia phải cam kết không theo đuổi mục tiêu làm giàu và tái chế nhiên liệu. Yêu cầu cứng rắng này có thể gây lo ngại cho các đối tác tiềm năng, dẫn đến các nước này lựa chọn nhà cung cấp khác, do đó làm giảm vai trò của Hoa Kỳ đối với việc phân chia này. Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục phản đổi việc phổ biến kỹ thuật làm giàu và tái chế nhiên liệu, Hoa Kỳ có thể tiếp tục mục tiêu này thông qua các chiến lược hiệu quả hơn, như hội đàm với các nhà cung cấp hạt nhân khác và ngoại giao hòa nhã nhưng cứng rắn với các nước đang nỗ lực để có được công nghệ nhạy cảm này.

Đoàn Mạnh Long, Phòng Giáo vụ & Đào tạo

Nguồn biên dịch: https://www.sciencedaily.com/releases/2017/11/171106112256.htm