VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 62

Các thành viên tham luận tại Diễn đàn của các nhà vận hành thảo luận về nhu cầu vòng đời của lực lượng lao động, cùng với các thành quả gắn liền với việc đầu tư vốn vào con người. (Ảnh: Shant Krikorian, Ban năng lượng hạt nhân của IAEA)

      Con người, con người, con người. Đây là những gì tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân chịu ảnh hưởng nhất. Điều này được các đại biểu bàn luận tại Diễn đàn Hợp tác các tổ chức vận hành hạt nhân lần thứ bảy vào hôm nay. Được khởi xướng vào năm 2011 như một phần của Kế hoạch hành động về An toàn Hạt nhân của IAEA, Diễn đàn được tổ chức hàng năm cùng với Hội nghị toàn thể IAEA. Sự kiện năm nay đã tạo cơ hội cho các tổ chức hoạt động thảo luận những thách thức về nhân lực.

      Các đại biểu cho biết mức độ mà năng lượng hạt nhân có thể đạt được tiềm năng đóng góp vào hòa bình, sức khoẻ và sự thịnh vượng trên toàn thế giới phụ thuộc vào sự góp mặt của đội ngũ cán bộ có năng lực, bằng cấp và trình độ. Ngành công nghiệp hạt nhân đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về các nguồn lực do sự phức tạp của công nghệ và sự cần thiết phải có nhân viên có trình độ học vấn cao và được đào tạo phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về hiệu suất và hành vi.

      Ngành công nghiệp hạt nhân – ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, nhà quản lý, các tổ chức R & D và các cơ sở giáo dục – đang phải đối mặt với lực lượng lao động  bị già hóa và số sinh viên suy giảm để mở rộng hoặc thiết lập các chương trình hạt nhân mới.

     Tập trung vào công nghệ hạt nhân để sản xuất năng lượng, vấn đề nguồn nhân lực trở nên sống còn đối với ít nhất ba nhóm quan trọng:

  • Các quốc gia có các chương trình điện hạt nhân hiện nay, có nhu cầu liên tục tuyển các chuyên gia hạt nhân đủ trình độ để duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao trong việc vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Một lực lượng lao động dài hạn ổn định có tính chất quyết định khi phải mất 10 năm hoặc lâu hơn để thiết kế, cấp phép và xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, sau đó 60-80 năm để vận hành nó, và cuối cùng là 10 năm nữa để ngừng hoạt động.
  • Các nước mới giới thiệu về điện hạt nhân, là nơi một đội ngũ cán bộ hạt nhân mới phải được đào tạo và huấn luyện về công nghệ hạt nhân cơ bản để thiết lập các cơ cấu trong nước cần thiết cho việc gia nhập thành công vào lĩnh vực hạt nhân. Trong khi hầu hết các nước mới đăng ký sẽ nhất thiết phải phụ thuộc vào các nước cung cấp cho các nhà máy hạt nhân đầu tiên, họ phải có cơ quan quản lý riêng và có chức năng trước khi bất kỳ hoạt động nào được phép.
  • Các nhà cung cấp, trong đó hội tụ ngẫu nhiên mà đầy đủ của các chuyên gia ngành hạt nhân, bao gồm các nhà thiết kế, nhà chế tạo, các nhà quản lý pháp quy, quản lý hành chính và các luật sư để đáp ứng nhu cầu của các nước đang làm việc để tăng năng lực hạt nhân hiện tại với các công trình mới và các nước lần đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

     “Hạt nhân là một ngành công nghiệp mà không thể được thực hiện một sớm một chiều”, Stephan Solzhenitsyn, hội viên cao cấp (Senior Partner) tại văn phòng Mát-x-cơ-va của Company &McKinsey. “Thách thức khởi đầu từ việc giáo dục, tiếp diễn thông qua trao đổi xuyên công ty và qua biên giới, và đòi hỏi một hệ thống động lực và bảo đảm vững chắc, dài hạn. Trong tất cả những điều này, các chính phủ quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách – cả xuyên biên giới và xuyên thời gian –trong khi đó các công ty hạt nhân chú trọng vào thương mại sẽ phải đối mặt những điều này một mình. Nói tóm lại, hạt nhân cần sự trợ giúp của các chính phủ quốc gia như là một nhà cùng đầu tư trong quá trình giáo dục và đào tạo. “

      Vì vậy, điều quan trọng là các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và viện nghiên cứu hợp tác cả trong nước và quốc tế để tạo ra một khung chức năng để hỗ trợ đào tạo thích hợp. Sự can thiệp chặt chẽ của tất cả các tổ chức được ủy quyền, đặc biệt là các chính phủ, vẫn là yếu tố mang tính sống còn để tránh nguy cơ thiếu nhân lực và duy trì cục diện thông suốt để các nhân viên mới thay thế những người đến độ tuổi nghỉ hưu sắp tới.

     David Drury, thuộc Phòng Năng lượng hạt nhân, Ban Điện và kĩ thuật hạt nhân, kết luận “IAEA giúp các nước thành viên phát triển nguồn nhân lực cần thiết để hỗ trợ các chương trình hạt nhân mới, mở rộng năng lượng, và tổ chức nhiều hoạt động xây dựng và đào tạo nâng cao mỗi năm.”

Phạm Thị Thu Trang, Phòng Giáo vụ & Đào tạo

Nguồn biên dịch: https://www.iaea.org/newscenter/news/nuclear-operators-forum-discusses-challenges-in-finding-and-retaining-talent