VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 309

KTHNQT2016[1]

     Thông tin về khóa đào tạo

     Viện nghiên cứu Quốc gia về Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (INSTN – National Institute for Nuclear Science and Technology) sẽ tổ chức một khóa học quốc tế về kỹ thuật hạt nhân, với mục tiêu nâng cao kiến thức trong lĩnh vực vật lý và kỹ thuật lò phản ứng ở mức độ chuyên sâu.

     Khóa đào tạo trong năm 2016 bao gồm 6 học phần nâng cao, mỗi học phần diễn ra trong 1 tuần, liên quan đến các vấn đề về vật lý lò phản ứng và kỹ thuật hạt nhân, sẽ được tổ chức ở Pháp (Cadarache, Marcoule, hoặc Saclay) vào tháng Một hoặc tháng Hai.

     Những học phần này được thiết kế cho những nghiên cứu viên trẻ, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh sau tiến sỹ và các kỹ sư, thực sự là những chuyên gia khoa học với kiến thức nền là kỹ thuật hạt nhân. Các chủ đề chính bao gồm:

–      Vật lý trong vùng hoạt lò phản ứng;

–      Thủy nhiệt lò phản ứng;

–      Vật liệu;

–      Nhiên liệu;

–      Chu trình nhiên liệu;

–      Chất thải hạt nhân.

     Các bài giảng mang tầm quốc tế được chuẩn bị bởi hầu hết các chuyên gia đến từ (CEA – Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Pháp), tổ chức tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng hạt nhân của Pháp.

     Chương trình của các học phần đào tạo

     Đối với từng học phần, những hoạt động thăm quan kỹ thuật tại các cơ sở thí nghiệm của CEA đã được lên kế hoạch. Nội dung chi tiết của từng khóa học như sau:

     Vật lý lò phản ứng: Các phương pháp tất định và phương pháp Monte Carlo (C. Diop, A. Santamarina)

–      Phản ứng dây chuyền và cân bằng neutron;

–      Làm chậm và hấp thụ cộng hưởng của neutron, mô hình hóa hiện tượng tự che chắn;

–      Phương trình vận chuyển neutron và sơ đồ tính toán: phương trình vận chuyển vi – tích phân ở trạng thái ổn định;

–      Phương trình khuếch tán neutron: Kiểm chứng và hiệu chỉnh có bộ chương trình tính toán neutronic: quy trình, độ nhạy và độ bất định;

–      Phương pháp Monte Carlo để giải phương trình vận chuyển;

–      Các kỹ thuật Monte Carlo: Nguồn cố định, giảm thiểu phương sai, hiện tượng tới hạn, tính toán nhiễu, tính toán tuần tự, áp dụng trong che chắn.

     Thủy nhiệt lò phản ứng và an toàn hạt nhân (D. Bestion, J-M. Seiler, E. Studer)

–      Mô hình hóa dòng 2 pha;

–      Các hiện tượng dòng 2 pha trong LWR;

–      Phương pháp đa tỷ lệ trong thủy nhiệt LWR;

–      Mô hình hóa sử dụng chương trình hệ thống cho thủy nhiệt lò phản ứng;

–      Mô phỏng các sự cố trong cơ sở thiết kế LWR;

–      Áp dụng CFD 2 pha cho các vấn đề thủy lực lò phản ứng;

–      Các hiện tượng nhiều pha, và hoạt động mô phỏng sự cố nặng trong LWR;

–      Rủi ro liên quan đến khí hydro (sự hình thành, khuếch tán, đốt cháy, và giảm thiểu hậu quả).

     Các loại vật liệu trong lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu và các thành phần cấu trúc (J-L. Béchade, J-C. Brachet, F. Garrido)

–      Cơ chế hư hại do chiếu xạ neutron, photon và electron;

–      Hoạt động của các loại vật liệu trong môi trường chiếu xạ: Các loiaj thép không rỉ trong thùng chịu áp của lò phản ứng, thép không gỉ cho các thành phần bên trong vùng hoạt hoặc vỏ bọc nhiên liẹu (FBR), hợp kim Zr sử dụng làm vỏ bọc nhiên liệu và bó nhiên liệu (PWR);

–      Các vật liệu nhiên liệu (UO2, PuO2): Các hiệu ứng do chiếu xạ;

–      Các vật liệu làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao: SiC, ZrC, các hợp kim hàn;

–      Các vật liệu nhiệt hạch: Vật liệu hoạt động yếu, cản trở neutron năng lượng cao, các lớp bao bọc.

     Nhiên liệu hạt nhân sử dụng trong các lò phản ứng nước nhẹ và lò nhanh (D. Parrat, J. Noirot)

–      Cơ sở nhiên liệu hạt nhân;

–      Hoạt động nhiệt và các hiệu ứng nhiệt độ của thành phần nhiên liệu;

–      Hoạt động của nhiên liệu hạt nhân dưới điều kiện chiếu xạ;

–      Các hiện tượng giới hạn quan trọng trong các loại nhiên liệu khác nhau;

–      Hoạt động của nhiên liệu trong các điều kiện bất thường;

–      Mô phỏng hoạt động của nhiên liệu;

–      Những thách thức đối với nhiên liệu hạt nhân trong tương lai.

     Chu trình nhiên liệu hạt nhân và tái chế (Ch. Poinssot)

–      Chu trình nhiên liệu và nhiên liệu đã qua xử lý;

–      Cơ sở chu trình nhiên liệu: tính chát hóa học của chuỗi actinide và các sản phẩm phân hạch;

–      Xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng PUREX: Kiến thức cơ sở và quy trình công nghiệp;

–      Tái xử lý actinide phụ;

–      Các chu trình nhiên liệu cải tiến.

     Quản lý chất thải hạt nhân (B. Bonin)

–      Xem xét tổng quan về chất thải hạt nhân;

–      Trạng thái của chất thải;

–      Lưu giữ và chôn cất chất thải;

–      Quan điểm về vấn đề chất thải phóng xạ.

     Thông tin chi tiết của khóa học: Tải xuống

Nguồn: http://www.enen-assoc.org