THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Kiều Ngọc Dũng;
2.Giới tính: Nam
- Ngày sinh: 03-7-1981;
- Nơi sinh: Hà Nội
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 765/QĐ-VNLNT ngày 27/12/2013, của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
- 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Tên đề tài luận án
Nghiên cứu ứng dụng mô hình khu vực đánh giá phát tán và ảnh hưởng phóng xạ hạt nhân tới lãnh thổ Việt Nam từ các nguồn xuyên biên giới.
- Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân. 9. Mã số: 62 44 01 06.
- Cán bộ hướng dẫn khoa học:
– Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Hào Quang .
– Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Hiệp
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Đã xây dựng được phương pháp đánh giá phát tán phóng xạ tầm gần ứng dụng chương trình FLEXPART, trong sử dụng các dữ liệu theo mô hình khí tượng khu vưc WRF làm dữ liệu đầu vào với độ phân giải cao hơn so với bài toán phát tán phóng xạ tầm xa.
– Luận án đã thực hiện 48 thử nghiệm đã chứng minh được độ nhạy của các tham số vi vật lý trong mô hình dự báo khí tượng (WRF) và số hạng nguồn sự phù hợp của việc sử dụng mô hình FLEXPART-WRF trong việc mô phỏng dự báo phát tán phóng xạ; thông qua đó để xác định cấu hình phù hợp (tối ưu) của các cấu hình vi vật lý và số hạng nguồn cho bài toán mô phỏng, đánh giá phát tán phóng xạ từ NMĐHN Phòng Thành đến miền Bắc Việt Nam.
– Đã áp dụng chương trình tính toán phát tán phóng xạ FLEXPART-WRF để mô phỏng lại sự phát tán phóng xạ trong không khí trong thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản và so sánh với số liệu quan trắc tại các vùng gần đó là Futaba và Nahara. Kết quả cho thấy nồng độ phóng xạ theo tính toán và quan trắc có khuynh hướng khá phù hợp nhau và khá gần nhau cho vị trí quan trắc Nahara.
– Sử dụng chương trình FLEXPART-WRF làm công cụ để mô phỏng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất phóng xạ Cs-137 từ NMĐHN Phòng Thành/Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam.
- Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Việc làm chủ mô hình mô phỏng tính toán phát tán phóng xạ FLEXPART-WRF có thể hỗ trợ chỉ huy trong tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Lãnh đạo Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trong công tác chuẩn bị và thực hành ứng phó với các sự cố nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ảnh hưởng đến nước ta.
- Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các kết quả nghiên cứu trên mới là bước đầu có độ tin cậy nhờ thông qua sử dụng các chương trình tính toán đã được kiểm nghiệm, cần được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá độ tin cây, ngưỡng sai số giữa kết quả thực nghiệm và mô phỏng trong bài toán đánh giá phát tán phóng xạ ttrong khí quyển tại nghiên cứu tiếp theo.
- Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Kieu Ngoc Dung, Nguyen Hao Quang, Nguyen Thi Hang, Nguyen Thi Thoa “Simulating the potential impacts of nuclear power plant accident for Northern Vietnam”, Journal of Water, Enviroment and Polution; DOI 10.3233/AJW220017 e-ISSN: 1875-8568,Volume 19, No2– March,2022,pp1-8; Scoupus index.
[2] Kieu Ngoc Dung, Nguyen Hao Quang, Hoang Huu Duc, Nguyen Thi Hang, Nguyen Thi Thoa and Nguyen Quang Trung, “Study on numerical models to evaluate atmospheric dispersion of radioactive materials on Vietnam territory”, IOSR Journal of Applied Physics (IOSR-JAP) e-ISSN: 2278-4861, Volume 12, Issue 6 Ser. II (Nov. – Dec. 2020), Pages 51 – 63.
[3] Kieu Ngoc Dung, Nguyen Hao Quang, Hoang Huu Duc, Đinh Van Thin, “Kết hợp mô hình phán tán hạt Lagrangian và mô hình khí tượng khu vực trong dự báo phát tán phóng xạ tại Việt Nam”, Journal of Military Science and Technology, ISSN:1859-1043, No 68, 8-2020, Papes150-159.
[4] Kieu Ngoc Dung, Nguyen Hao Quang, Hoang Huu Duc, Nguyen Thi Hang, Nguyen Thi Thoa and Nguyen Quang Trung “Simulation of atmospheric radiocesium (137Cs) from Fukushima nuclear accident using FLEXPART-WRF driven by ERA5 reanalysis data”, Nuclear Science and Technology, Vietnam Atomic Energy Society and Vietnam Atomic Energy Institute, Vol.10, No. 3(2020), pp 01 – 12