VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 4

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

      1.Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Huỳnh Kim Ngân                                         2.Giới tính: Nữ

     3. Ngày sinh: 05/06/1996                                                                                          4. Nơi sinh: Bình Định

     5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 329/QĐ-VNLNT ngày 21 tháng 09 năm 2021 của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

     6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: …………………………………………………………………

    7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu trích xuất thông tin bất đối xứng nội tại của phân tử phân cực từ dữ liệu phổ phát xạ điều hòa bậc cao

   8. Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán                                              9. Mã số: 9.44.01.03

   10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Thị Ngọc Loan

                                                        Hướng dẫn 2: TS. Đỗ Công Cương

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

            Luận án xác định và trích xuất thành công các đại lượng đặc trưng cho tính bất đối xứng nội tại của phân tử phân cực từ phổ phát xạ điều hòa bậc cao (HHG). Các kết quả cụ thể bao gồm:

            – Đã chứng minh rằng độ lệch pha và tỷ số cường độ giữa hai xung atto giây liên tiếp trong miền thời gian  là đại lượng đặc trưng mô tả sự bất đối xứng nội tại của phân tử phân cực. Sau đó, chúng tôi đã đề xuất thành công phương pháp để có thể trích xuất được đồng thời cả độ lệch pha và tỷ số cường độ giữa hai xung atto giây liên tiếp hoàn toàn từ dữ liệu HHG thực nghiệm.       

            – Đã  chứng minh rằng tỷ số cường độ HHG giữa các bậc chẵn-lẻ và hiệu pha giữa hai bậc HHG chẵn-lẻ liền kề trong miền tần số là đại lượng đặc trưng cho sự bất đối xứng  của phân tử phân cực.

            – Đã phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng phân cực động của electron lõi (DCEP) lên sự dịch chuyển đỉnh phổ HHG của phân tử CO khi tương tác với xung laser vài chu kỳ. Đã chứng minh rằng vị trí của đỉnh phổ HHG là đại lượng đặc trưng cho sự bất đối xứng của phân tử phân cực trong miền tần số.

  1. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có thể ứng dụng để trích xuất thông tin phân tử phân cực từ thực nghiệm đo phổ sóng điều hòa bậc cao; ứng dụng trong nghiên cứu cơ bản các hiệu ứng của các electron lõi sâu trong phân tử.
  2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

       – Tiếp tục nghiên cứu tính đặc trưng của trong phổ HHG để có thể giải thích các kết quả tính số một cách toàn diện hơn từ các mô hình giải tích.

       – Mở rộng khảo sát ảnh hưởng hiệu ứng DCEP lên cả năm đặc trưng nội tại của phân tử phân cực trên các phân tử khác nhau.

       – Mở rộng nghiên cứu các đặc trưng cho sự đối xứng/bất đối xứng của phân tử không thẳng và không phẳng.

  1. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

       [1] K.-N. H. Nguyen, N.-L. Phan, C.-T. Le, D. Vu, and V.-H. Le, “Parameterfree retrieval of subcycle asymmetry of polar molecules by high-order harmonic spectroscopy,” Phys. Rev. A, vol. 106, p. 063108, 2022.      

[2] K.-N. H. Nguyen, D.-A. Trieu, C.-T. Le, V.-H. Le, and N.-L. Phan, “Frequency shift induced by multielectron polarization in high-order harmonic generation from polar molecule”, Phys. Rev. A (Accepted).

[3] Đàm Mỹ Hoa, Nguyễn Huỳnh Kim Ngân*, Triệu Đoan An, Đỗ Công Cương và Phan Thị Ngọc Loan, “Biểu hiện của hiệu ứng phân cực động lõi-electron trong phổ sóng điều hòa bậc cao của phân tử CO,” Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, vol. 21, no. 8, pp. 1518–1530, 2024.       

[4] Kim-Ngan H. Nguyen, Doan-An Trieu, Cam-Tu Le, Van-Hoang Le, and Ngoc-Loan Phan, “Observation of frequency shift induced by multielectron polarization in the high-order harmonic generation of CO molecule”, Comm. Phys. (Submitted).

Tài liệu liên quan