VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 186

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Nhàn                                     2.Giới tính: Nữ

     3. Ngày sinh: 27/03/1983                                                                   4. Nơi sinh: Hải Phòng

     5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 506/QĐ-VNLNT ngày 23/8/2019 của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

     6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 128/QĐ-VNLNT ngày 15 tháng 4 năm 2021 về việc thay đổi người hướng dẫn khoa học số 2 là GS. Izumi Yoshinobu thay thế TS. Đặng Đức Nhận theo quyết định trước đó số 506/QĐ-VNLNT ngày 23/8/2019 của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

    7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu khả năng làm giảm mật độ các gốc tự do gây bởi bức xạ ion hóa của các hợp chất tự nhiên.

    8. Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân                               9. Mã số: 9440106

   10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Vương Thu Bắc                                  

                                                        Hướng dẫn 2: GS. Izumi Yoshinobu

   11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

           – Kết quả nghiên cứu của luận án đã định lượng được tỷ lệ đứt gãy DNA plasmid và tỷ lệ sống của tế bào nấm men bị chiếu xạ bởi bức xạ gamma và chùm helium.

            – Xác định được hàm lượng chất chống oxy hóa EGCG và AA thích hợp để giảm mức độ tổn thương DNA, và bảo vệ tế bào nấm men khỏi tác động gây chết của hai loại bức xạ trên.

            – Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá tác động của chiếu xạ chùm ion helium đối với DNA và tế bào nấm men. Kết quả nghiên cứu giúp mở rộng hợp tác của cơ sở đào tạo với các cơ sở nghiên cứu về Vật lý hạt nhân và Sinh học phóng xạ của Nhật Bản trong thời gian tới.

  1. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

            Các kết quả nghiên cứu đã đạt được có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ bức xạ. Luận án có những đóng góp nhất định trong việc phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đối với nhân viên bức xạ và bệnh nhân xạ trị. Luận án đạt được các kết quả cụ thể như sau:

            – Đánh giá được ảnh hưởng của hệ số truyền năng lượng tuyến tính (LET) của bức xạ đến mức độ tổn thương bức xạ của DNA plasmid và tế bào nấm men cũng như hiệu quả bảo vệ của một số chất chống oxy hóa tự nhiên thông qua tỷ lệ đứt gãy của plasmid DNA và tỷ lệ sống sót của tế bào nấm men khi bị chiếu xạ bởi bức xạ gamma (LET thấp), và bức xạ chùm helium (LET cao) trong môi trường có và không bổ sung các hợp chất EGCG, EC (có trong chè xanh) và AA.

            –  Xác định được hàm lượng các chất chống oxy hóa phù hợp để bảo vệ các tế bào nấm men, tăng tỷ lệ sống sót của tế bào nấm men bị chiếu xạ bởi bức xạ gamma và chùm helium. Từ đó, xây dựng được đường cong đáp ứng liều của tế bào nấm men theo phương trình LQ. Kết quả này rất có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo vệ bức xạ dành cho nhân viên bức xạ và bệnh nhân xạ trị.  

  1. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

            – Nghiên cứu tần suất đột biến của tế bào theo liều chiếu của bức xạ ion hóa (LET thấp và LET cao), trong đó tế bào được nuôi cấy trong môi trường bổ sung chất chống oxy hóa để hiểu được vai trò của các chất chống oxy hóa trong việc giảm đột biến của tế bào.

           – Nghiên cứu hiệu quả bảo vệ phóng xạ kết hợp của EGCG và AA đối với DNA plasmid và tế bào vi khuẩn.

          – Nghiên cứu hiệu quả bảo vệ phóng xạ của EGCG, EC, AA đối với DNA plasmid và tế bào động vật.

  1. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

           – Tran Thi Nhan, Youichirou Matuo, Yoshinobu Izumi, Maradi Abdillah, Lukas Wisnu Wicaksono, Vuong Thu Bac, Comparison of radiation protection effects between epigallocatechin gallate and ascorbic acid, Salud, Ciencia y Tecnología, 2023, 3, p.564. https://doi.org/10.56294/saludcyt2023564 (Tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus, link tham khảo https://www.scopus.com/sourceid/21101131037).  

           – Thi Nhan Tran, Lukas Wisnu Wicaksono, Maradi Abdillah, Youichirou Matuo, Kikuo Shimizu, Kyo Kume and Yoshinobu Izumi, Radiation protection of yeast cells and dna by epigallocatechin gallate and epicatechin, Radioisotopes, 2022, 71, pp. 245–253. https://doi.org/10.3769/radioisotopes.71.245 (Tạp chí quốc tế)

             – Tran Thi Nhan, Youichirou Matuo, Maradi Abdillah, Lukas Wisnu Wicaksono, and Yoshinobu Izumi, Ascorbic acid as a radiation-protective agent against ionizing radiation, 8th International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam, IFMBE Proceedings 85, Springer Nature Switzerland AG, 2022, p.845-857.      https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-75506-5_69 (Proceeding hội nghị thuộc danh mục Scopus, link tham khảo    https://www.scimagojr.com/journalsearch.php?q=1680-0737).

            – Tran Thị Nhan, Vuong Thu Bac, Dang Duc Nhan, tác dụng bảo vệ bức xạ đối với tế bào nấm mem bằng việc bổ sung Epigallocatechin Gallate, Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15, Nha Trang, 09-11/8/2023.

            – Trần Thị Nhàn, Youichirou Matuo, Vương Thu Bắc, Đặng Đức Nhận, Yoshinobu Izumi, Nghiên cứu khả năng bảo vệ tế bào khỏi các bức xạ ion hóa của epigallocatechin gallate bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14, Đà Lạt, 09-10/12/2021.

            – Trần Thị Nhàn, Tác dụng bảo vệ tế bào nấm men của epigallocatechin gallate (EGCG) khỏi các tổn thương ion hóa gây bởi chùm tia rơnghen (tia X), Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Các Nhà Nghiên Cứu Trẻ, 11/2019, pp. 248-351.

Tài liệu liên quan