VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 14

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Công Minh                               2.Giới tính: Nam 
3. Ngày sinh: 14/10/1996                                                               4. Nơi sinh: Bình Thuận
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 329/QĐ-VNLNT 
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu ứng xuyên hầm Klein bằng hệ ống dẫn sóng nhị nguyên
8. Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán…………… 9. Mã số: 9.44.01.03………….
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Xuân Trường
                                                     Hướng dẫn 2: TS. Đỗ Công Cương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
          – Luận án nghiên cứu hiệu ứng xuyên hầm Klein nghịch (Inverse Klein tunneling effect – IKT) và quá trình mô phỏng Dirac soliton (DS) truyền qua bậc thế nghịch trong hệ ống dẫn sóng nhị nguyên (binary waveguide arrays – BWA). Chúng tôi tìm ra hệ số truyền qua của sóng phẳng qua bậc thế nghịch trong mô hình rời rạc với BWA và trong mô hình liên tục được thể hiện bằng công thức giải tích. Hai kết quả lý thuyết này phù hợp với nhau nếu chúng hoạt động xung quanh các điểm Dirac cho các tia tới, truyền qua và phản xạ. Kết quả lý thuyết được kiểm chứng thuyết phục bằng kết quả mô phỏng đường truyền DS qua hai môi trường tương tự như bậc thế nghịch. Ảnh hưởng của độ cao bậc thế nghịch và số sóng tới của DS khi nghiên cứu IKT đã được khảo sát rõ ràng, giúp kiểm tra lại tính phù hợp của hệ số truyền qua theo lý thuyết trong mô hình rời rạc với BWA. Ngoài ra, chúng tôi thiết lập mối quan hệ quan trọng khi so sánh hệ số truyền qua của IKT với hiệu ứng xuyên hầm Klein (Klein tunneling effect – KT).
         – Luận án nghiên cứu hiệu ứng xuyên hầm Klein qua một rào thế hình chữ nhật trong BWA. Chúng tôi đã tính toán giải tích được hệ số truyền qua của sóng phẳng qua rào thế hình chữ nhật trong mô hình liên tục và trong mô hình rời rạc với BWA. Các kết quả lý thuyết về hệ số truyền qua trong BWA hoàn toàn phù hợp với kết quả dựa trên mô
phỏng. Chúng tôi đã nghiên cứu chi tiết sự phụ thuộc của hệ số truyền qua trong BWA vào số sóng đầu vào của DS và độ cao rào thế khi một vi hạt lan truyền qua một rào thế hình chữ nhật. Chúng tôi cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính phi tuyến của hệ có vai trò đáng chú ý trong KT và có thể làm giảm hệ số truyền sóng qua hàng rào thế hình chữ
nhật trong BWA.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
          Những kết quả của chúng tôi có thể giúp các nhóm thực nghiệm thiết kế mô hình thí nghiệm phù hợp sao cho có thể quan sát hiệu ứng xuyên hầm Klein qua bậc thế nghịch và rào thế bằng BWA một cách hiệu quả. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy DS trong BWA rất hữu ích cho việc nghiên cứu các hiệu ứng quang học tương tự như KT, IKT và các hiệu ứng lượng tử tương đối tính khác phát sinh từ các phương trình Dirac.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
          Nghiên cứu hiệu ứng Sauter khi electron truyền qua bậc thế không có cạnh thẳng đứng mà có góc nghiêng nhất định. Tiếp tục nghiên cứu hiệu ứng xuyên hầm Klein qua các dạng trường thế khác nhau như qua hố thế thành cao hữu hạn.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Minh C. Tran, Quang Nguyen-The, Cuong C. Do and Truong X. Tran, “Inverse Klein tunneling effect in binary waveguide arrays,” Physical Review A, vol. 105, p. 023523, 2022. (SCI IF 3.14, Q1 theo Scimago, h-index: 88).
[2] Minh C. Tran, Cuong C. Do and Truong X. Tran, “Klein tunneling through a rectangular potential barrier in a binary waveguide array,” Annals of Physics, vol. 450, p. 169241, 2023. (SCI IF 3.036, Q1 theo Scimago, h-index: 109).

Tài liệu liên quan