VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 18

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Minh Trường                     2. Giới tính: Nam.
3. Ngày sinh: 19/12/1984                                                      4. Nơi sinh: Tiền Giang.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 601/QĐ-VNLNT của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài luận án thành “Nghiên cứu tính toán thừa số dạng đa cực cho các hạt nhân nhẹ trong tán xạ electron-hạt nhân ở năng lượng cao” theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở ngày 28/9/2023.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tính toán thừa số dạng đa cực cho các hạt nhân nhẹ trong tán xạ electron-hạt nhân ở năng lượng cao.
8. Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán                     9. Mã số: 9 44 01 03.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Duyên Phu.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Thứ nhất, đó là thực hiện khai triển đa cực hoàn chỉnh cho tiết diện tán xạ năng lượng cao của electron phân cực và hạt nhân không định hướng, sử dụng lý thuyết hợp nhất điện từ-yếu. Đồng thời suy ra biểu thức độ bất đối xứng tính toán trực tiếp qua các thừa số dạng.
– Thứ hai, đó là xây dựng các biểu thức của các toán tử đa cực ở năng lượng cao sử dụng mẫu lớp nhiều hạt, trong đó các dòng chuyển dời bên trong hạt nhân được mở rộng tính toán theo lý thuyết hợp nhất điện từ-yếu.
– Thứ ba, đó là công thức tính yếu tố ma trận rút gọn của các toán tử đa cực và đồng thời cũng là của các thừa số dạng được suy ra đầy đủ bằng phương pháp hệ số dòng họ. Ngoài ra, các công thức tính yếu tố ma trận của hệ hai hạt cũng được xây dựng như một trường hợp riêng. Với các công thức đã đưa ra, các thừa số dạng đa cực của hạt nhân trong tán xạ electron ở năng lượng cao có thể được tính toán trực tiếp mà không dùng phép gần đúng. Nhờ đó mà tiết diện tán xạ, độ bất đối xứng cùng những đại lượng vật lý liên quan có thể được tính toán hoàn chỉnh.
– Thứ tư, đó là áp dụng các công thức đã xây dựng để tính thừa số dạng đa cực trong tán xạ đàn hồi của electron với hạt nhân 6Li, 7Li và Be ở trạng thái cơ bản và tán xạ tựa đàn hồi của electron với hạt nhân 7Li tương ứng với sự dịch chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái gần nhất.
– Thứ năm, đó là thực hiện các tính toán bằng số cho tiết diện tán xạ, khảo sát mức độ ảnh hưởng của tương tác yếu trong tương tác hợp nhất và đánh giá mức độ vi phạm chẵn lẻ dựa trên các thừa số dạng đa cực tính được. Theo đó, tìm lại được một số kết quả quen thuộc của tiết diện tán xạ electron-hạt nhân Li ở năng lượng thấp, đồng thời thu được các kết quả mới mang tính dự đoán ở năng lượng cao. Bên cạnh đó, chứng tỏ được vai trò của tương tác yếu trong tương tác hợp nhất và mức độ vi phạm chẵn lẻ chỉ thực sự đáng kể khi năng lượng electron tới cỡ vài chục GeV trở lên. Ngoài ra, cũng suy ra được mối liên hệ giữa tính bền vững của hạt nhân với mức độ ảnh hưởng của tương tác yếu và mức độ vi phạm chẵn lẻ trong quá trình tán xạ. 6Li và 7Li
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Áp dụng công thức xây dựng để tính toán thừa số dạng đa cực của hạt nhân nhẹ ở năng lượng cao và nghiên cứu tính chất của hạt nhân.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Thứ nhất, đó là áp dụng các công thức đã xây dựng để tính thừa số dạng đa cực cho hạt nhân trong nhiều trường hợp, cụ thể là xét với các sự dịch chuyển trạng thái khác nhau của cùng một hạt nhân hoặc xét nhiều hạt nhân khác nhau. Đồng thời khảo sát tiết diện tán xạ, tỉ số tiết diện tán xạ cùng với độ bất đối xứng theo cách thức tương tự như đã thực hiện. Từ đó so sánh tiết diện tán xạ, vai trò của tương tác yếu và mức độ vi phạm chẵn lẻ giữa các trường hợp, có thể xét trong một hoặc vài lý thuyết tương tác hợp nhất.
– Thứ hai, đó là mở rộng phương pháp khai triển đa cực cho tán xạ electron-hạt nhân ở năng lượng cao như trong luận án nhưng có tính đến sự định hướng của hạt nhân. Theo đó, biểu thức tiết diện tán xạ toàn phần vẫn là tổng của ba số hạng tương ứng với phần tương tác điện từ, phần giao điện từ-yếu và phần tương tác yếu nhưng sẽ có thêm phần đóng góp tương ứng với sự định hướng của hạt nhân. Biểu thức của các toán tử đa cực cùng với các công thức tính yếu tố ma trận rút gọn không thay đổi so với trường hợp hạt nhân không định hướng.
– Thứ ba, đó là mở rộng phương pháp khai triển đa cực cho tán xạ electron-hạt nhân ở năng lượng cao có tính đến đóng góp của dòng yếu biến đổi điện tích. Theo đó, ngoài các thừa số dạng đa cực trong luận án còn có thêm các thừa số dạng đa cực tương ứng với khai triển của dòng yếu biến đổi điện tích. Từ đó, để tính tiết diện tán xạ cần xây dựng biểu thức cụ thể của các toán tử đa cực mới và đưa ra các công thức tính yếu tố ma trận rút gọn của chúng. Nghiên cứu có thể thực hiện với hạt nhân không định hướng giống như trong luận án hoặc với hạt nhân có định hướng như vừa đề cập ở trên. 
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Luong Z.P., Vo M.T. (2023), “Multipole expansion for the electron-nucleus scattering at high energies in the unified electroweak theory”, Phys. Lett. B 844, pp. 1-8.
[2]. Vo M.T. (2022), “The multipole form factors and the influence of the weak interaction in e Li elastic scattering at high energies”, J. Phys.: Conf. Ser. 2269(012001), pp. 1-7.
[4]. Võ Minh Trường (2020), “Tính các thừa số dạng đa cực và đánh giá đóng góp của tương tác yếu trong tán xạ e
Li ở năng lượng cao”, TCKH ĐH Cần Thơ 56(6), pp. 89-96.
[5]. Võ Minh Trường (2019), “Bất đối xứng trong tán xạ electron-hạt nhân ở năng lượng cao”, TCKH ĐH Cần Thơ 55(2A), pp. 52-55.

Tài liệu liên quan