VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 19

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dũng 2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/05/1978 4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 584/QĐ-VNLNT ngày 20/12/2017
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu
xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và sa khoáng.
8. Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân 9. Mã số: 9.44.01.06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Hào Quang
Hướng dẫn 2: TS. Đào Đình Thuần
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường tại các mỏ khoáng sản chứa NORM.
– Bổ sung sự đóng góp liều chiếu trong do hít phải khí phóng xạ thoron (220Rn).
– Đã minh chứng sự đóng góp của các nhân phóng xạ trong lương thực được trồng tại các tụ khoáng chứa NORM không làm tăng mức liều hiệu dụng chiếu trong qua đường tiêu hóa.
– Đã làm rõ được cơ chế phát tán các nhân phóng xạ trong môi trường nước và đất. 
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
– Các kết quả nghiên cứu có thể sử dụng trong việc đánh giá mức độ an toàn phóng xạ cho các cư dân sinh sống và làm việc tại các cơ sở khai khoáng, và là cơ sở để đưa ra các khuyến cáo về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ đối với việc thăm dò, khai thác và chế biến các quặng đất hiếm và mỏ sa khoáng, hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
– Kết quả nghiên cứu bên cạnh ý nghĩa khoa học và giá trị sử dụng thực tiễn, việc thực hiện luận án còn góp phần đào tạo nhân lực trong lĩnh vực khai khoáng, môi trường và kỹ thuật hạt nhân
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để có được các đánh giá một cách đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe dân chúng sinh sống và làm việc tại các mỏ khoáng sản chứa NORM, cần có những nghiên cứu toàn diện, đầy đủ hơn, về phạm vi, tần suất khảo sát, kỹ thuật quan trắc môi trường phóng xạ, nghiên cứu các mô hình mô phỏng sự phát tán phóng xạ trong môi
trường không khí, nước, đất, điều tra dịch tễ học bài bản, khoa học… nhằm rút ra được các kết luận tin cậy và thuyết phục về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trường tại các mỏ khoáng sản chứa NORM.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyen Van Dung, Dao Dinh Thuan, Dang Duc Nhan, Fernando P. Carvalho, Duong Van Thang, Nguyen Hao Quang (2022). Radiation exposure in a region with natural high background radiation originated from REE deposits at Bat Xat district, Vietnam. Radiation and Environmental Biophysics (ISI).
[2]. Dung Nguyen Van, Huan Trinh Dinh (2021). Natural radioactivity and radiological hazard evaluation in surface soils at the residential area within Ban Gie monazite placer, Nghe An. Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry (ISI).
[3]. Van Dung N., (2020). Studying the Process of Dispersing Gamma Radiation, Radioactive Gas (Radon, Thoron) in Rare Earth Mines. Modern Environmental Science and Engineering (ISSN 2333-2581), February 2020, Volume 6, No.2, pp.294-301 (Scopus).
[4]. Van Dung N., Anh V.T.L. (2021). Radon, Thoron Gas Concentration and Level Living in Ban Gie Monazite Mineral Sand Mine Area, Quy Hop District, Nghe An Province, Vietnam. Proceedings of the 2nd Annual International Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development (MMMS2020). MMMS 2020. Lecture Notes in Mechanical Engineering. Springer, Cham (Scopus).
[5]. Van Dung N., Anh V.T.L. (2021). Natural Radioactivity and Environmental Impact Assessment at Dong Pao Rare Earth Mine, Lai Chau, Vietnam. Proceedings of the 2nd Annual International Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development (MMMS2020). MMMS 2020. Lecture Notes in Mechanical Engineering. Springer, Cham (Scopus).
[6]. Nguyễn Văn Dũng, Trịnh Đình Huấn và Phan Văn Tường (2021). Đánh giá liều chiếu xạ tự nhiên khu vực mỏ đất hiếm Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (in Vietnamese), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ – Địa chất, số 62, kỳ 5, tr.106-115.
[7]. Nguyễn Văn Dũng (2020). Điều tra dịch tễ học dân cư sống trong khu vực mỏ đất hiếm Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 28/2020, trang 134-143.
[8]. Nguyễn Văn Dũng, Trịnh Đình Huấn (2020). Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường phóng xạ tại các mỏ khoáng sản chứa phóng xạ (sa khoáng và đất hiếm). Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị toàn quốc Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD2020).
[9]. Nguyen Van Dung, Vu Thi Lan Anh, Trinh Dinh Huan (2021). Radon concentrations and forecasting exposure risks to residents and workers in rare earth and copper mines containing radioactivity in Northwest Vietnam. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, [S.l.], v. 64, n.1, p.78-84, 2022. ISSN 2615-9937.
[10]. Nguyen, V. D., Dao, D. T., & Nguyen, H. Q. (2018). Estimation of effective radiation dose for households living in rare earth mines in Nam Xe, Lai Chau province. Journal of Nuclear Science and Technology, 8(2), 27-35.
[11]. Nguyen, V. D. (2018). Estimation of radiological parameters associated with mining and processing of coastal sand in Binh Dinh province, Vietnam. Journal of Nuclear Science and Technology, 8(3), 20-28.
[12]. Nguyen Van Dung, Vu Thi Lan Anh, Vu Ha Phuong, Dang Thi Ha Thu (2021). Study on the dispersion of radon (222Rn) in geological objects in Bat Xat district, Lao Cai province, North Vietnam. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering.
[13]. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Thị Lan Anh, Đào Đình Thuần (2020). Phóng xạ tự nhiên và mức liều chiếu xạ khu vực mỏ đất hiếm Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị toàn quốc Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD2020).
[14]. Nguyễn Văn Dũng, Đào Đình Thuần, (2019). Hoạt độ alpha và bêta trong mẫu thực phẩm khu vực xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học trái đất và môi trường”. Nhà Xuất Bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[15]. Nguyễn Văn Dũng, (2018). Nghiên cứu đặc điểm phát tán phóng xạ đến môi trường do hoạt động khai thác và chế biến quặng titan ven biển tỉnh Bình Định. Hội nghị khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững (ERSD 2018).

Tài liệu liên quan