THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Quyết Giới tính: Nam
2. . Ngày sinh: 25/10/1974 Nơi sinh: Hà Nội
3. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 584/QĐ-VNLNT ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
5. Tên đề tài luận án: “Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh học”
6. Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân Mã số: 9.44.01.06
7. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Khiêm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đức Khuê
8. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Một số kết quả của luận án có thể xem là mới, bao gồm:
+ Áp dụng thành công một phương pháp nghiên cứu khá mới mẻ đối với Việt Nam trong việc quan trắc, đánh giá ô nhiễm môi trường không khí sử dụng chỉ thị sinh học rêu kết hợp với các kỹ thuật phân tích hạt nhân nguyên tử hiện đại;
+ Cung cấp và đóng góp các số liệu quan trọng về phân bố hàm lượng kim loại nặng độc hại trong không khí tại một số khu vực của Tp. Hà Nội;
+ Đánh giá được mức độ ô nhiễm không khí khác nghiêm trọng tại Tp. Hà Nội và xác định được các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng khả dĩ tại Tp. Hà Nội và các khu vực lân cận;
+ Đã minh chứng được số liệu về hàm lượng trung bình của các nguyên tố kim loại nặng trong rêu phản ánh được hàm lượng trung bình của các nguyên tố này trong không khí. Do đó khẳng định có thể sử dụng rêu để nghiên cứu ô nhiễm các nguyên tố kim loại nặng trong không khí;
+ Các kết quả phân tích thu được cho thấy tính thời sự và cấp thiết của việc nghiên cứu ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Tp. Hà Nội; sự phù hợp và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng rêu làm chỉ thị sinh học; tính hiện đại và độ tin cậy cao của các kỹ thuật phân tích tích hoạt nơtron (INAA) và phân tích phát xạ tia X kích thích bởi chùm hạt (PIXE) cũng như triển vọng sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân này tại Việt Nam.
9. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Ứng dụng kỹ thuật phân tích hạt nhân hiện đại và sử dụng rêu làm chỉ thị sinh học để phân tích đánh giá ô nhiễm không khí cho các tỉnh/thành phố, phục vụ công tác quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam.
10. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Tiếp tục có những nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn cả về phạm vi lẫn tần suất khảo sát cùng với kết hợp các kỹ thuật quan trắc môi trường khác nhau. Bên cạnh các kỹ thuật phân tích hạt nhân hiện đại, cần khai thác thêm các kỹ thuật, thiết bị phân tích khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam như TXRF, ICP-MS, AAS …
+ Áp dụng các mô hình tính toán mô phỏng sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí, phát triển các công cụ phân tích thông kê, đánh giá kết quả thực nghiệm nhằm rút ra được các kết luận tin cậy và thuyết phục hơn về mức độ ô nhiễm cũng như xác định chính xác được các nguồn gốc phát thải ô nhiễm.
11. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
11.1. Quyet, N. H., My, T. T. T., My, N. T. B., Frontasieva, M., Zinicovscaia, I., Son, N. A., … & Hang, N. T. T. (2021). BIOMONITORING OF CHEMICAL ELEMENT AIR POLLUTION IN HANOI USING Barbula indica MOSS. Environmental Engineering & Management Journal (EEMJ), 20(5) (ISI).
11.2. Khiem L.H., Sera, K., Hosokawa T., Nam L.D., Quyet N.H., Frontasyeva M.V., Trinh T.T.T., My N.T.B., Zinicovscaia I., Nghia N.T., Trung T.D.,Hong K.T., Mai N.N., Thang D.V., Son N.A., Thanh T.T., Sonexay X.,Active Moss Biomonitoring Technique for Atmospheric Element Contamination in Hanoi using Proton Induced X-ray Emission, Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry, 325 (2020) 515-525 (ISI).
11.3. L. H. Khiem, K. Sera, T. Hosokawa, N. H. Quyet, M. V. Frontasyeva, T. T. M. Trinh, N. T. B. My, N. T. Nghia, T. D. Trung, et al., Assessment of atmospheric deposition of metals in Ha Noi using the moss biomonitoring technique and proton induced X-ray emission, Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry, 325 (2020) 43-54 (ISI).
11.4. Quyet, N. H., Khiem, L. H., Quan, V. D., My, T. T. T., Frontasieva, M. V., My, N. T. B., … & Thanh, T. T. (2019). Statistical Analsysis to Evaluate Heavy Metal Pollution in the Air Obatained by Moss Technique in Hanoi and its Surrounding Region. Communications in Physics, 29(3SI), 411-421.
11.5. Lê Hồng Khiêm, Nguyễn Thế Nghĩa, Bùi Thị Hoa, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Hữu Quyết, và cộng sự, Khả năng áp dụng phương pháp PIXE để phân tích các nguyên tố kim loại nặng trong rêu, Advances in Applied and Engineering Physics – CAEP V, 2018, pp. 32-37.
11.6. Lê Đại Nam, Lê Hồng Khiêm, Vũ Đức Quân, Đoàn Phan Thảo Tiên, Nguyễn Hữu Quyết, Trịnh Đăng Hà, Khả năng sử dụng rêu để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội và một số điểm lân cận, Advances in Applied and Engineering Physics – CAEP V, 2018, pp. 56-61.
11.7. Nguyễn Ngọc Mai, Lê Hồng Khiêm, Nguyễn Hữu Quyết và cộng sự, Bước đầu xác định nguồn gốc ô nhiễm kim loại nặng trong không khí bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến. Advances in Applied and Engineering Physics – CAEP V, 2018, pp. 270-276.
11.8. Vũ Đức Quân, Lê Hồng Khiêm, Nguyễn Hữu Quyết, Lê Đại Nam và cộng sự, Phân tích các nguyên tố kim loại nặng trong các mẫu rêu bằng phương pháp kích hoạt nơtron, Advances in Applied and Engineering Physics – CAEP V, 2018, pp. 322-327.
11.9. Lê Hồng Khiêm, Nguyễn Hữu Quyết, và cộng sự, Nghiên cứu ô nhiễm các nguyên tố hóa học trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị sinh học rêu và phân tích bằng chùm Proton từ máy gia tốc, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự, Số đặc san Hội thảo Quốc gia FEE: 348-355, ISSN:1859-1043.