Máy gia tốc ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 20, với mục đích ban đầu là để nghiên cứu về cấu trúc hạt nhân, cho đến nay, gần 1 thế kỷ trôi qua, máy gia tốc đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và đặc biệt là ứng dụng sâu rộng của máy gia tốc trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội hiện nay.
Trong công nghiệp, máy gia tốc được sử dụng để cấy ion vào chất bán dẫn hay làm thay đổi tính chất vật liệu theo hướng có lợi… Trong nông nghiệp, các trùm bức xạ từ máy gia tốc được dùng trong các quá trình xử lý bức xạ, bảo quan thực phẩm, khử trùng. Trong y tế, được sử dụng để sản xuất các đồng vị, dược chất phóng xạ hay sản xuất các chùm ion cho xạ trị, cho thấy vai trò quan trọng của máy gia tốc trong y tế.
Các học viên chụp ảnh tại buổi khai giảng cùng giảng viên – PGS.TS. Phạm Đức Khuê
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phổ biến và nâng cao kiến thức về vai trò của máy gia tốc trong nghiên cứu và ứng dụng, Trung tâm Đào tạo hạt nhân tổ chức khóa học với chủ đề “Máy gia tốc tuyến tính và ứng dụng trong y tế” từ ngày 19-24/11/2018, với 7 chủ đề nội dung học:
- Giới thiệu về máy gia tốc,
- Máy gia tốc trong nghiên cứu và ứng dụng,
- Quang học chùm tia,
- An toàn bức xạ đối với máy gia tốc trong y tế,
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy gia tốc trong xạ trị,
- Thăm quan máy gia tốc KOTRON 13MeV ở Trung tâm chiếu xạ Hà Nội,
- Ứng dụng máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị và xạ phẫu tại BVTWQĐ 108.
Với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các đơn vị của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Bệnh viên TWQĐ 108.
Kết thúc khóa học các học viên sẽ được cấp chứng chỉ đã hoàn thành khóa học với điều kiện về thời gian tham dự lớp học và điểm trung bình của toàn khóa.
Lịch học của Khóa học tải về tại đây.
Đoàn Mạnh Long, Phòng Giáo vụ và Đào tạo