Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng) có hình vòng tròn khép kín, chính thức hoạt động ngày 3/3/1963 với công suất 250kW theo công nghệ của Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng. Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất gấp đôi.
Lò được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để phục vụ nghiên cứu, đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực ở lò phản ứng rồi chuyển về hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, quy trình chặt chẽ.
Lò phản ứng hạt nhân có 2 tầng với lối lên bậc thang. Tầng cao nhất là miệng chính của lò, tầng còn lại đặt các dụng cụ liên quan đến hoạt động của lò.
Tầng 1 của lò phản ứng gồm nơi chứa các nhiên liệu đã bị cháy, hệ thống đo mức phóng xạ cùng các hệ thống hỗ trợ lò hoạt động.
Bình trao đổi nhiệt trong quá trình lò hoạt động. Theo PGS TS Nguyễn Nhị Điền – Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – mỗi tháng lò phản ứng hạt nhân hoạt động 130 giờ liên tục để sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp. Ngoài ra, thỉnh thoảng lò cũng hoạt động thời gian ngắn phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu.
Để đảm bảo tính an toàn, đảm bảo an ninh phóng xạ hạt nhân, nhân viên phải liên tục đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực.
Các ống thông hơi (thông gió) để đưa không khí từ ngoài vào trong. Còn từ trong ra ngoài phải qua hệ thống xử lý phóng xạ một cách nghiêm ngặt.
Các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ông Dương Văn Đông, thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn.
Hoàng Trường