VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 6

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Quỳnh.                      2.Giới tính: Nam

     3. Ngày sinh:20/09/1985                                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

      5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 592/QĐ-VNLNT ngày 30/12/2019, của Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

      6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

  • Thay đổi người hướng dẫn:
    • Người hướng dẫn cũ: TS. Tadahiro KUROSAWA, Viện Khoa học và Công nghệ công nghiệp quốc gia (AIST)
    • Người hướng dẫn mới: TS. Lê Ngọc Thiệm, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân
  1. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển công cụ đo phổ thông lượng và liều bức xạ nơtron

    8. Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân.                9. Mã số: 9.44.01.06.

    10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

           Hướng dẫn 1: TS. Lê Ngọc Thiệm, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.

            Hướng dẫn 2: PGS. TS. Phạm Đức Khuê, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
  • Phát triển thành công hệ thiết bị đo phổ nơtron hình trụ lồng nhau (CNS) để xác định phổ nơtron tại các trường bức xạ nơtron khác nhau. Hệ phổ kế CNS có khả năng đo phổ nơtron tương tư hệ phổ kế cầu Bonner (BSS) thương mại.
  • Xây dựng được phần mềm tách phổ UFCV sử dụng phương pháp tách phổ SVD có thể sử dụng cho các hệ phổ kế BSS và CNS.s
  • Phổ thông lượng nơtron và giá trị tương liều môi trường của các trường nơtron chuẩn của nguồn 241Am-Be, nguồn được làm chậm 241Am-Be (Mod20-PE), 241Am-Be (Mod30-PE), và nguồn 239Pu-Be đã được xác định bằng hệ phổ kế CNS và phần mềm UFCV
  • Áp dụng thành công phương pháp quy hoạch tuyến tính để xác định tương đương liều môi trường của các nguồn 241Am-Be, nguồn được làm chậm 241Am-Be(Mod20-PE), 241Am-Be(Mod30-PE) khi không có phổ phông lượng nơtron dự đoán.
  • Áp dụng thành công phương pháp tách phổ SVD của phần mềm UFCV để xác định đặc trưng đáp ứng của thiết bị đo nơtron, cụ thể là thiết bị đo liều nơtron cầm tay Aloka TPS-451C.
  • Chứng minh được tính khả dụng của hệ phổ kế CNS sử dụng đầu dò thụ động là các lá vàng được kích hoạt bởi nơtron trong việc xác định đồng thời phân bố năng lượng và phân bố góc được chứng minh qua hàm đáp ứng của thiết bị vừa phụ thuộc vào năng lượng nơtron, vừa phụ thuộc vào hướng tới của bức xạ nơtron.
  1. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
  • Hệ phổ kế CNS và phần mềm tách phổ hoàn toàn có thể sử dụng để xác định phổ thông lượng nơtron và liều bức xạ của các trường bức xa nơtron tại các cơ sở bức xạ.
  • Các đại lượng đặc trưng cho trường chuẩn nơtron đã được xác định có thể sử dụng để hiệu chuẩn các thiết bị đo liều bức xạ nơtron cầm tay, chiếu chuẩn các liều kế cá nhân.
  • Hàm đáp ứng của các thiết bị đo nơtron có thể được xác định từ các trường bức xạ chuẩn. Từ đó, độ chính xác của thiết bị có thể được đánh giá khi áp dụng đo với các trường bức xạ nơtron khác với trường bức xạ nơtron chuẩn.
  1. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
  • Sử dụng đầu dò thụ động (như là lá vàng) cho các hệ phổ kế BSS và CNS. Khi đó, hệ phổ kế có thể sử dụng trong các trường bức xạ hỗn hợp mà ở đó, bức xạ photon có cường độ cao.
  • Sử dụng hệ phổ kế CNS để xác định phổ thông lượng và phổ thông lượng theo góc của các trường bức xạ nơtron bên ngoài phòng đặt nguồn nơtron.
  • Tiếp tục xây dựng và phát triển các phương pháp tách phổ mới có nền tảng là các thuật toán trí tuệ nhân tạo.
  • Thiết lập thêm các trường chuẩn nơtron có các đặc trưng khác với trường chuẩn đã được thiết lập.
  1. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  • Các bài báo quốc tế:
  1. Ngoc-Thiem Le, Ngoc-Quynh Nguyen, Nguyen Ngoc Anh, Hoai-Nam Tran, Thiansin Liamsuwan, Van-Loat Bui, Tuan-Khai Nguyen, Duc-Khue Pham, Tien-Hung Dinh, Van-Chung Cao; Evaluation of fluence-to-dose response function of neutron survey meter using singular value decomposition method; Radiation Measurements Vol. 178, 2024. (doi: https://doi.org/10.1016/j.radsmeas.2024.107280).
  2. Ngoc-Quynh Nguyen, Thanh-Phi-Hung Hoang, Minh-Cong Nguyen, Tien-Hung Dinh, Van-Hiep Cao, Ngoc-Thiem Le; 239Pu–Be neutron reference field: Physical and dosimetric parameters; Radiation Physics and Chemistry, Vol. 217, 2024. (doi: https://doi.org/10.1016/j.radphyschem.2024.111522).
  3. Ngoc-Thiem Le, Ngoc-Quynh Nguyen, Huu-Quyet Nguyen, Duc-Khue Pham, Minh-Cong Nguyen, Van-Loat Bui, Van-Chung Cao, Van-Hao Duong, Trung H. Duong, Hoai-Nam Tran; Cylindrical neutron spectrometer system: design and characterization; The European Physical Journal – Plus  136, 2021.  (doi: https://doi.org/10.1140/epjp/s13360-021-01681-9).
  • Các công bố trong nước:

       1. Nguyen Ngoc Quynh, Pham Bao Ngoc, Tran Thanh Ha, Ho Quang Tuan, Bui Duc Ky, Dang Thi My Linh, Dang Quoc Soai, Nguyen Huu Quyet, Pham Xuan Linh, Le Ngoc Thiem; Neutron spectrum unfolding using various computer codes: a comparison; Journal of Military Science and Technology, No. 71, 2021. (doi: https://online.jmst.info/index.php/jmst/article/view/90)

       2. Le Ngoc Thiem, Nguyen Ngoc Quynh, Dang Thi My Linh, Phan Thi Huong; Characteristics of simulated workplace neutron standard fields; Communications in Physics, Vol. 30, No. 1, 2020. (doi: https://doi.org/10.15625/0868-3166/30/1/14275).

Tài liệu liên quan