VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Nguyễn Thúy Hằng
  • Lượt xem: 83

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Phúc                           
  2.  Giới tính: Nam
  3.  Ngày sinh: 18/01/1983 4. Nơi sinh: Đồng Nai
  4. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 146/QĐ-VNLNT
  5. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
  6. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu ứng cầu vồng và cơ chế chuyển alpha trong tán xạ 12C+12C và 16O+12C ở năng lượng thấp và trung bình.
  7. Chuyên ngành: Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân    9. Mã số: 9.44.01.03
  8. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Đào Tiến Khoa
  9. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

            – Chúng tôi đã xây dựng thế quang học (OP) hạt nhân-hạt nhân dựa trên mẫu folding kép sử dụng tương tác nucleon-nucleon hiệu dụng có tính đến số hạng tái chỉnh hợp (RT). Đóng góp của số hạng RT có vai trò như thế đẩy ở khoảng cách ngắn giúp cho OP hạt nhân-hạt nhân gần với thế thực cần thiết để mô tả hiệu ứng cầu vồng hạt nhân ở tán xạ đàn hồi của hệ 12C+12C và 16O+12C tại các năng lượng từ 139.5 đến 608 MeV.  

            – Chúng tôi đã xây dựng phương pháp phân tách biên độ tán xạ phi đàn hồi thành các biên độ con tương tự như ở biên độ tán xạ đàn hồi. Việc tách thành các biên độ con như trên giúp chúng ta có thể xác định vị trí cực tiểu Airy của mỗi biên độ con cũng tương tự như ở tán xạ đàn hồi. Qua phân tích các biên độ con này, chúng tôi đã chỉ ra chính sự giao thoa lệch pha của các biên độ con đã làm nhòe đi cực tiểu Airy của tiết diện tán xạ phi đàn hồi có spin khác 0 trên hệ 12C+12C và 16O+12C tại các năng lượng xuất hiện cầu vồng hạt nhân.

            -Sự phá vỡ cấu trúc cầu vồng hạt nhân trên tiết diện tán xạ đàn hồi ở góc lớn của hệ tán xạ 16O+12C ở năng lượng thấp đã được chúng tôi giải thích dựa trên các phân tích liên kênh phản ứng tính đến quá trình chuyển α đàn hồi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng định nghĩa mới nhất về hệ số phổ Sα trong đó tính đến hiệu chỉnh tính phản xứng và chuẩn hóa của hàm sóng các nucleon của α và 12C trong 16O. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tính đến các quá trình chuyển α gián tiếp. Kết quả phân tích cho thấy quá trình chuyển α gián tiếp thông qua trạng thái kích thích 21+ của 12C đóng góp quan trọng làm phá vỡ cấu trúc cầu vồng hạt nhân ở góc lớn.

10. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các nghiên cứu mở rộng hiệu biết về cơ chế hình thành cầu vồng hạt nhân trên một số hệ tán xạ ion nhẹ 12C+12C và 16O+12C. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về chủ đề cầu vồng hạt nhân.

11. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

            – Dựa trên mẫu folding kép được sử dụng cho hệ tán xạ ion nhẹ như 12C+12C và 16O+12C, chúng tôi sẽ mở rộng xây dựng cho các hệ tán xạ alpha-hạt nhân.

            – Phương pháp nhân tích biên độ tán xạ phi đàn hồi với spin khác 0 có thể được mở rộng cho hệ tán xạ alpha-hạt nhân và các phản ứng chuyển tại các năng lượng xảy ra cầu vồng hạt nhân.

            – Dựa trên nghiên cứu về chuyển alpha đàn hồi trên hệ 16O+12C, chúng tôi sẽ mở rộng nghiên cứu cho cả quá trình chuyển alpha đàn hồi và không đàn hồi.

12. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]   Đào Tiến Khoa, Nguyễn Hoàng Phúc, Doãn Thị Loan, Bùi Minh Lộc, “Nuclear mean field and double-folding model of the nucleus-nucleus optical potential”, Physical Review C, 2016, vol. 94, 034612.

[2]   Nguyễn Hoàng Phúc, Đào Tiến Khoa, Nguyễn Trí Toàn Phúc, Đỗ Công Cương, “Suppression of the nuclear rainbow in the inelastic nucleus–nucleus scattering”, European Physical Journal A, 2021, vol. 57, 75.

[3]  Nguyễn Hoàng Phúc, Đào Tiến Khoa, Nguyễn Trí Toàn Phúc, “Elastic α transfer in the 16O +12C scattering and its impact on the nuclear rainbow”, European Physical Journal A, 2021, vol. 57, 7.

[4] Nguyễn Trí Toàn Phúc, Nguyễn Hoàng Phúc, Đào Tiến Khoa, “Direct and indirect α transfer in elastic 16O + 12C scattering”, Physical Review C, 2018, vol. 98, 024613.

Tài liệu liên quan