Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov đã chính thức phát điện và được kết nối với hệ thống lưới điện Chaun-Bilibino tại thành phố Pevek, thuộc khu vực phía Đông xa xôi của nước Nga vào ngày 19/12/2019. Thành tựu này đạt được sau khi được Cơ quan pháp quy Rostekhnadzor cấp phép hoạt động, cũng như cho phép kết nối vào lưới điện phía Bắc dưới sự quản lý của công ty Chukotenergo JSC. Việc kết nối nhà máy này với hệ thống nhiệt sưởi sẽ được hoàn thành vào năm sau.
Akademik Lomonosov, được đặt tên theo nhà khoa học người Nga ở thế kỷ 18, dài 144m và rộng 30 m, có lượng giãn nước là 21000 tấn, được trang bị hai lò phản ứng KL-40C, với công suất 35 MW mỗi lò, tương tự như các lò phản ứng được lắp đặt trên các tàu phá băng. Nhà máy này rời xưởng đóng tàu tàu Baltiysky Zavod ở Saint Petersburg vào ngày 28/4/2018, tới cảng Murmansk để nạp nhiên liệu vào ngày 18/5/2018 và tới thành phố Pevek vào ngày 14/9/2019, kết thúc hành trình dài xấp xỉ 5000 km (3000 dặm).
Lộ trình (đường màu đỏ) và thời điểm đến các vị trí quan trọng của nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov (nguồn: https://thebarentsobserver.com/en/arctic/2019/08/russias-floating-nuclear-power-plant-worries-alaskans)
Nhà máy Akademik Lomonosov được cho là một dự án thí điểm và là một “mô hình mẫu hoạt động” cho tổ hợp các nhà máy điện hạt nhân nổi, cũng như ở trên đất liền, dựa vào các lò phản ứng modun nhỏ (SMR) của Liên Bang Nga. Các tổ máy này sẵn sàng để triển khai tới các khu vực xa xôi khó tiếp cận ở phía Đông và phía Bắc của Liên Bang Nga, cũng như cho việc xuất khẩu.
Theo ông Alexey Likhachov, Giám đốc tập đoàn hạt nhân quốc gia Rosatom, nhà máy Akademik Lomonosov đã trở thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới dựa vào công nghệ SMR để phát điện. Đây là một dấu mốc đáng chú ý cho cả nghành công nghiệp hạt nhân thế giới và Liên BangNga. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc thiết lập Pevek như thành phố năng lượng mới của vùng này.
Theo nhận định của bà Agneta Rising, Tổng giám đốc Hiệp hội hạt nhân thế giới: “Đây là một điều tuyệt vời để nhìn nhận nhà máy điện hạt nhân nổi mới tiên tiến bắt đầu hoạt động đúng vào thời điểm cho dịp lễ mùa đông. Nhà máy này sẽ cung cấp nguồn điện sạch và nguồn nhiệt cần thiết cho cộng đồng dân cư ở vùng bắc cực xa xôi. Hiện nay, có khoảng 50 công nghệ nhà máy điện hạt nhân tiên tiến đang trong quá trình phát triển, cùng với nhiều quốc gia đang theo đuổi các thiết kế mới lạ và tìm kiếm để sử dụng dụng công nghệ hạt nhân cho các ứng dụng mới và lý thú. Đây có thể là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ lò phản ứng SMR, tuy nhiên sẽ có nhiều lò mới sẽ sớm được xây dựng. Các lò phản ứng cỡ nhỏ sẽ phù hợp cho việc phát điện tại các vùng khó tiếp cận cũng như cung cấp cho các cụm công nghiệp và hệ thống lưới điện nhỏ. Chúng ta đang ở giai đoạn bình minh của một kỷ nguyên mới trong công nghệ hạt nhân.”
Bà Kirsty Gogan, Giám đốc năng lượng vì cộng đồng của tổ chức Phi chính phủ có trụ sở ở London, cho biết: “Đối với các vùng xa xôi khó tiếp cận, với một môi trường vừa quá khắc nghiệt để hỗ trợ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và quá mong manh để tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các nhiên liệu hóa thạch, nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ, bao gồm các nhà máy điện hạt nhân nổi, là câu trả lời duy nhất. Akademik Lomonosov là bước đầu tiên để tiến tới chứng tỏ tiềm năng của nhà máy này cho việc giảm thiểu khí thải các-bon ở Bắc cực và hơn thế.”
Một khi đi vào vận hành thương mại, Akademik Lomonosov sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân thứ 11 của Liên Bang Nga. Nó cũng sẽ đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của ngành năng lượng hạt nhân Liên Bang Nga có hai nhà máy điện hạt nhân Akademik Lomonosov và Bilibino cùng hoạt động ở một khu vực.
Rosatom cho biết, các nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò SMR (bao gồm các lò phản ứng có công suất dưới 300 Mwe mỗi nhà máy), nổi và trên bờ, được thiết kế để cung cấp điện cho các khu vực khó tiếp cận, lưới điện nhỏ hơn và các cơ sở nằm ngoài hệ thống lưới điện. Các lò phản ứng hạt nhân nhỏ này có thể hoạt động liên tục không cần thay đảo nhiên liệu trong 5 năm, do đó giảm thiểu đáng kể chi phí phát điện. Trong khi các nhà máy năng lượng tái tạo như gió và mặt trời cho các khu vực xa xôi cần các máy phát điện diesel đắt đỏ phụ trợ và gây ô nhiễm hoặc cần hệ thống dự trữ điện năng tốn kém, các nhà máy điện hạt nhân nhỏ đảm bảo nguồn cung liên tục ngay cả khi nhu cầu điện tăng cao.
Cây thông Noel ở thành phố Pevek được thắp sáng để đánh dấu sự kiện
Các lò phản ứng cỡ nhỏ này có tiềm năng để hoạt động tốt ở các vùng đặc biệt có đường bờ biển kéo dài, thiếu nguồn cung năng lượng và hệ thống lưới điện khó tiếp cận, và nhà máy này có thể di chuyển tới bất kỳ vị trí nào dọc theo bờ biển và kết nối với các hệ thống điện có sẵn. Cư dân thành phố Pevek đã đánh dấu sự kiện này bằng cách bật đèn thần tiên trên cây thông Noel của thị trấn.
Đoàn Mạnh Long – Phòng Đào tạo, Nghiên cứu và Triển Khai
Nguồn: http://www.world-nuclear-news.org/Articles/Russia-connects-floating-plant-to-grid